Chăn đệm điện hiện đại với công nghệ sản xuất tân tiến đã trở nên an toàn và tiện lợi cho người dùng. Với khí hậu và nền nhiệt độ thấp như miền Bắc Việt Nam, chăn đệm điện nắm giữ vai trò quan trọng cho việc giữ ấm cơ thể người dùng trong cả đêm dài.
Đặc biệt, trong thời tiết lạnh giá, cơ thể con người khó có thể tự điều chỉnh nhiệt độ, lan truyền hơi ấm ra toàn cơ thể. Những bộ phận như chân và tay là những nơi dễ nhiễm lạnh và cũng khó tự làm ấm nhất trên cơ thể. Do đó, việc làm ấm giường, chăn bằng những phương pháp an toàn như chăn đệm điện là một phương pháp hữu hiệu giúp cơ thể luôn ấm áp.
Chăn đệm điện cho mùa đông
Trên thị trường chăn đệm điện đang có 2 loại: Một dòng có kích thước lớn, bao phủ toàn bộ mặt đệm và một dòng có kích thước nhỏ, thường dùng cho một người hoặc chỉ đủ để ủ ấm phần lưng hoặc chăn tùy theo vị trí đặt.
Tuy nhiên, chăn đệm điện vẫn tồn tại nguy cơ gây cháy nổ nếu người dùng không cẩn thận và tìm hiểu kỹ lưỡng. Chính vì lý do này, bài viết này sẽ tổng quát những điều điều bạn cần biết khi sử dụng chăn đệm điện để cả gia đình được an toàn và ấm áp trong thời tiết lạnh giá.
Một số người mắc bệnh tiểu đường bị biến chứng do lượng đường trong máu cao dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, hoặc tổn thương thần kinh.
Với các bệnh lý này, dây thần kinh truyền các tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ quan bị tổn thương gây rối loạn khả năng trao đổi thông tin của não với cơ và các cơ quan khác. Do đó, người dùng có thể không cảm nhận được mức nhiệt thực tế của chăn điện, dẫn đến quá nóng hoặc bỏng da.
Vì lý do này, những người mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại chăn đệm điện.
Một cách tiếp cận khác là sử dụng chăn điện để sưởi ấm giường trước khi người đó bước vào, sau đó tắt hoặc lấy chăn ra khi đi ngủ.
Người mắc bệnh tiểu đường cần cẩn thận khi sử dụng chăn đệm điện
Nếu một người có vấn đề về tuần hoàn, chăn đệm điện có thể không an toàn cho họ.
Cũng như bệnh thần kinh do tiểu đường, một nghiên cứu cũ hơn từ năm 2008 lưu ý rằng một người có vấn đề về tuần hoàn có thể ít nhạy cảm hơn với mức nhiệt. Điều này là do làn da của chúng ta có vai trò thiết yếu cho việc cảm nhiệt, điều nhiệt và đóng vai trò như một hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
Tuy nhiên, những người có hệ tuần hoàn yếu lại không nhạy cảm với nhiệt, dẫn đến nguy cơ bỏng da nếu không lưu ý. Những người có bệnh lý này nên nói chuyện với bác sĩ để xác nhận rằng việc sử dụng các sản phẩm này để sưởi ấm là an toàn.
Người có vấn đề về hệ tuần hoàn cần cẩn thận khi sử dụng chăn đệm điện
Chăn điện cũng có thể không phù hợp với những người mắc chứng mất trí nhớ, chẳng hạn như bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
Một nghiên cứu năm 2015 lưu ý rằng những người mắc bệnh Parkinson có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ. Ngoài ra, trong những trường hợp nặng, họ còn gặp khó khăn về di chuyển nên việc để người bệnh Parkinson tự sử dụng chăn đệm đệm tồn tại những nguy cơ về việc uốn cong hoặc làm đứt dây bên trong của chăn, dẫn đến chăn bị đoản mạch và bắt lửa.
Theo Hiệp hội Alzheimer, một người mắc bệnh Alzheimer có thể trải qua những thay đổi về độ nhạy cảm với nhiệt độ. Do đó, người chăm sóc nên giám sát chặt chẽ việc sử dụng chăn điện và đệm sưởi để giúp họ tránh bị bỏng.
Người mắc bệnh mất trí nhớ tránh tự sử dụng chăn đệm điện
Chăn điện có thể không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai vì chúng tạo ra bức xạ không ion hóa.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với bức xạ không ion hóa có thể làm tăng khả năng sảy thai. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sảy thai ở những người trong nhóm phơi nhiễm cao gấp đôi so với những người trong nhóm phơi nhiễm thấp.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng nhìn chung, hiện tại chưa có bằng chứng chính xác về các nguồn trường điện từ trong môi trường làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng cần thiết phải nghiên cứu thêm về vấn đề này.
Do đó, việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chăn điện cho phụ nữ có thai là vô cùng cần thiết.
Phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chăn đệm điện
Giường nước, giường tầng, giường bệnh nhân hay sofa.
Tránh các trường hợp sau
- Sử dụng bình nước nóng với chăn điện.
- Chạm vào chăn đệm điện bằng tay, chân hoặc khi tóc ướt.
- Bật chăn điện khi ướt.
- Uốn chăn điện để vừa với đệm.
- Sử dụng chăn điện với giường sofa hoặc giường cơ học khác, do có thể làm kẹt chăn.
- Tránh sử dụng chăn điện cũ.
- Thay chăn cũ, đặc biệt là khi chăn đã được hơn 10 năm.
- Mua chăn điện với sự chấp thuận của cơ quan thử nghiệm được công nhận trên toàn quốc.
- Kiểm tra xem chăn có bị rách, cháy hay hư hỏng nào khác không.
- Đảm bảo rằng các dây nhiệt nhúng, dây điện và hệ thống kiểm soát nhiệt độ được sửa chữa tốt và lắp đúng cách.
- Dùng chăn đệm điện để làm ấm đệm trước khi ngủ và tắt chăn đệm khi chuẩn bị đi ngủ.
- Bạn nên phủ một lớp ga lên trên chăn đệm điện để tránh bụi bẩn và tránh chăn đệm quá nóng gây bỏng da.
Đối với chăn có thể điều chỉnh nhiệt độ, bạn nên để ở mức 3 - 4 để chăn ấm dần trong vòng 10 - 15 phút trước khi sử dụng.
Nếu nhiệt độ uống quá thấp, mức nhiệt cao nhất mà bạn nên sử dụng là mức 5.
Những lưu ý chung khi sử dụng chăn đệm điện
- Nếu bật chăn điện trước khi đi ngủ khoảng nửa tiếng thì nên điều chỉnh nhiệt độ chăn thấp hơn nhiệt độ cơ thể một chút để chăn đệm điện ấm dần. Điều này vừa tiết kiệm điện vừa tránh nguy cơ cháy nổ.
- Để giữ gìn độ bền của đệm, lựa chọn lý tưởng nhất là không cắm điện cả đêm.
- Chăn nên trải thẳng, không gập để tránh làm hỏng mạch điện bên trong.
- Chăn đệm điện khi sử dụng cho trẻ em cần lưu ý là dành cho trẻ trên 5 tuổi, khi da của trẻ đã không cần quá non và nhạy cảm. Đồng thời, cần có người lớn giám sát chặt chẽ.
- Tương tự với người già, nhất là những ai không minh mẫn, mắc bệnh đãng trí hay mất trí nhớ cần có người điều khiển chăn hộ.
Những lưu ý khi sử dụng chăn đệm điện
- Để riêng cục sạc của chăn đệm điện. Đồng thời tránh gấp dây sạc và để vào bên trong chăn bởi điều này có thể dẫn đến chập mạch điện.
- Nên nhẹ nhàng cuộn tròn hoặc gấp theo nếp có sẵn của chăn đệm điện để tránh làm gãy, hỏng mạch điện bên trong.
- Bảo quản chăn đệm điện trong suốt kín để tránh bụi, ẩm mốc gây hỏng sản phẩm.
- Chăn đệm điện cần để riêng một chỗ nhằm tránh các vật khác đè nặng làm hỏng dây điện.
- Tránh sử dụng các chất tẩy, chất hóa học như chất chống mọt cho chăn bởi chúng có thể bào mòn sợi vải và ngấm vào trong chăn gây hỏng móc.
Lưu ý khi bảo quản chăn đệm điện
Chăn đệm điện luôn được lưu ý là không được giặt hoặc hạn chế giặt. Với một số loại chăn đệm điện, nhà sản xuất sẽ lưu ý rõ ràng số lần được giặt của chăn đệm điện và thường là dưới 5 lần.
Trong trường hợp bạn thật sự cần giặt chăn:
- Chăn cần giặt tay, nước không nóng quá 30 độ C.
- Cách giặt: Giặt nhẹ nhàng, không vò hay chà xát mạnh, nên dùng tay ấn nhẹ và đều lên bề mặt chăn.
- Cần thiết để chăn, đệm khô tự nhiên nhưng phải tránh để chăn đệm điện tiếp xúc với nguồn nhiệt hay ánh nắng mặt trời gay gắt.
Chăn điện có thể cung cấp nguồn nhiệt an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, những chiếc chăn này phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hiện hành và có cơ chế ngắt để tránh quá nhiệt hoặc hỏa hoạn.
Điều quan trọng là phải bảo quản chăn điện đúng cách để tuổi thọ sản phẩm được lâu dài.
Nếu bạn nắm chắc được các lưu ý kể trên trong bài thì việc tìm thấy được một chiếc chăn đệm điện lý tưởng là không khó. Đồng thời, bên cạnh việc sử dụng chăn đệm điện để sưởi ấm thì bạn nên sử dụng thêm các mẹo giữ ấm khác để luôn tự chủ trong mọi tình thế.
>>>> Xem thêm 5 cách giữ ấm hiệu quả, tiết kiệm để có một giấc ngủ sâu TẠI ĐÂY.
Để mua sắm các sản phẩm chăn ga gối đệm Sông Hồng chính hãng, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline hoặc đến cửa hàng gần nhất thuộc hệ thống showroom của Changagoidemsonghong.online. Chúc quý khách tìm được sản phẩm ưng ý!
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.