Nệm chảy xệ, bí nóng hoặc gây đau nhức đều khiến chứng mất ngủ của bạn trở nên trầm trọng. Khi này, một tấm nệm cho người mất ngủ thực sự cần thiết hơn cả.
Nếu bạn từng bị mất ngủ, ý tưởng cho rằng một tấm nệm thoải mái có thể giúp ích cho bạn nghe có vẻ hơi xa vời. Tuy nhiên, có thể chiếc nệm không thoải mái đang góp phần hoặc thậm chí gây ra chứng mất ngủ của bạn. Nếu bạn không thể thoải mái, bạn không thể ngủ được. Và có thể nó được hỗ trợ kém hoặc được giảm áp lực không đủ mà không hề biết.
Người mất ngủ có lẽ đã thử mọi cách như thực phẩm bổ sung, vệ sinh giấc ngủ, tập thể dục với mức độ thành công khác nhau. Mặc dù tất cả đều là phương pháp tốt nhất để chống lại chứng mất ngủ, nhưng nhiều người thường không coi nệm là nguyên nhân gây ra các vấn đề giấc ngủ.
Nệm chảy xệ, gây nóng nực, đau nhức hoặc lan truyền chuyển động sẽ gây mất ngủ bằng cách khiến bạn khó chịu đến mức không thể ngủ hoặc không ngủ được.
Khi này, việc thay nệm mới giúp giảm bớt các vấn đề mất ngủ. Tin tốt là trên thị trường có rất nhiều loại nệm hỗ trợ thay vì góp phần gây mất ngủ.
Bạn chỉ cần hiểu đơn giản, mất ngủ là không ngủ được. Bạn có thể không bắt đầu giấc ngủ được hoặc duy trì đủ thời lượng nghỉ ngơi. Giấc ngủ kém chất lượng cũng nằm trong danh sách chứng mất ngủ, điều đó có nghĩa bạn đôi khi còn không biết mình bị mất ngủ. Nếu bạn thức dậy với cảm giác mệt mỏi và không tỉnh táo, chứng mất ngủ có thể đang cản trở giai đoạn ngủ sâu.
Chứng mất ngủ khá phổ biến và ảnh hưởng đến mọi người, nhưng ảnh hưởng đến mỗi người theo những cách khác nhau. Nếu thấy khó ngủ trong thời gian ngắn (dưới 3 tháng), bạn chỉ đang mất ngủ cấp tính. Tình trạng này thường liên quan đến căng thẳng hoặc môi trường thay đổi.
Trong khi đó, chứng mất ngủ mãn tính xảy ra khi bạn khó ngủ ít nhất 3 đêm mỗi tuần từ 3 tháng trở lên. Nếu chứng mất ngủ cấp tính thường bắt nguồn từ nguyên nhân bên ngoài, thì chứng mất ngủ mãn tính gồm cả nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài như thay đổi hormone, vệ sinh giấc ngủ kém hoặc các bệnh lý.
Không chỉ là nguyên nhân gây buồn ngủ ban ngày, chứng mất ngủ - đặc biệt là chứng mất ngủ mãn tính - có thể gây ra nhiều căn bệnh khác. Thiếu ngủ tạo ra nhiều vấn đề, từ bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì đến trầm cảm. Một số bằng chứng còn chỉ ra thiếu ngủ mãn tính góp phần gây nên chứng mất trí nhớ ở người già.
Chất liệu nệm lý tưởng cho người mất ngủ giúp bạn thoải mái nhất khi ngủ. Mỗi người lại phù hợp với loại nệm khác nhau. Do đó, bạn cần phải hiểu rõ nhu cầu ngủ cá nhân và đặc tính mỗi chất liệu trước khi quyết định mua sắm.
Nệm bông ép là dòng sản phẩm quen thuộc với người Việt. Nệm có độ cứng tối ưu, không tạo cảm giấc bồng bềnh nên phù hợp với nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi. Cấu trúc bằng phẳng đem tới độ thoáng khí vượt trội hơn hẳn do với dòng nệm foam.
Tuy nhiên, một số đối tượng lại thấy nó quá cứng để thư giãn khi ngủ. Do đó, một số thương hiệu như Sông Hồng đã cho ra mắt đệm đa tầng bông ép, sự kết hợp giữa bông ép và foam/ cao su cho người thích nằm mềm hơn.
Nệm memory foam giúp nhiều người ngủ ngon hơn nhờ vào khả năng ôm sát cơ thể và cô lập chuyển động. Memory foam, hay bọt hoạt tính, là chất liệu có khả năng thích ứng tốt nhất trong số tất cả vật liệu trên thị trường.
Memory foam có độ lún sâu hơn và giảm áp lực vượt trội, đặc biệt phù hợp với người nằm nghiêng do họ cần nằm êm hơn dưới các điểm chịu áp lực. Đây cũng là 1 trong những chất liệu làm nệm chữa đau khớp hàng đầu.
Memory foam đặc biệt phù hợp với người nằm nghiêng, nhưng nó cũng là lựa chọn tuyệt vời cho người nằm lưng, nằm sấp và hay thay đổi tư thế. Chất liệu này có khả năng tự uốn theo hình dạng cơ thể bất kể bạn nằm vị trí nào.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý về khả năng thích ứng của memory foam. Tính chất này sẽ trở thành vấn đề với người dễ nóng bức và người hay di chuyển.
Vốn là chất liệu tổng hợp, memory foam có xu hướng tích nhiệt nhiều hơn. Mặc dù dịch truyền gel có thể giải quyết phần nào vấn đề, nhưng ngay cả gel foam cũng không tỏa nhiệt như nhiều chất liệu khác. Do đó, người nóng bức nên cân nhắc các lựa chọn khác như cao su, đa tầng…
Người hay thay đổi tư thế nên cân nhắc loại nệm khác do memory foam phục hồi hình dạng chậm. Nếu bạn thường nằm 1 tư thế suốt đêm, đó lại không phải vấn đề lớn. Nếu cảm thấy trằn trọc khi ngủ, việc chờ đợi vết lún cơ thể bật trở lại sẽ khiến bạn tỉnh táo. Nệm cao su hoặc nệm đa tầng có thể là lựa chọn tốt hơn.
Cao su thiên nhiên có thể là chất liệu tuyệt vời cho người mất ngủ, đặc biệt với những người dễ nóng và người hay thay đổi tư thế nằm. Nệm cao su tự nhiên được làm từ nhựa cây cao su, nên có nhiều ưu điểm vượt trội hơn memory foam.
Ưu điểm lớn nhất của cao su tự nhiên là độ bật nảy. Cao su có xu hướng duy trì hình dáng ban đầu. Do đó, loại nệm này phục hồi form dáng nhanh hơn memory foam sau khi người dùng đứng dậy. Nệm gần như đàn hồi trở lại ngay sau khi loại bỏ áp lực từ trọng lượng cơ thể. Nhờ đó, bạn không phải chờ đợi vết lún phục hồi nếu bị trằn trọc suốt đêm.
Cao su tự nhiên cũng thoáng khí hơn nhiều so với gel memory foam. Điều đó có nghĩa 2 chất liệu này đều có khả năng tản nhiệt và thấm mồ hôi tốt. Nếu bạn cảm thấy nóng lên khi ngủ, nệm cao su tự nhiên là lựa chọn thay thế tốt hơn memory foam.
Tuy nhiên, chất liệu này vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Thực tế là mủ cao su có độ nổi và độ đàn hồi tốt, nhưng khả năng giảm áp lực chưa thực sự ấn tượng như foam.
Mặc dù cao su vẫn giảm áp lực tốt, nhưng người nằm nghiêng sẽ nhận thấy sự khác biệt giữa nệm cao su và nệm memory foam có cùng độ cứng. Memory foam lún sâu và linh hoạt hơn theo hình dáng cơ thể nhằm giảm áp lực nhiều hơn khi nằm trên cao su. Nếu không nằm nghiêng, bạn sẽ không cảm nhận được sự khác biệt này.
Thêm vào đó, giá nệm cũng là điều cần cân nhắc. Với nguồn gốc tự nhiên, mủ cao su vững chắc và đắt hơn so với chất liệu tổng hợp. Do đó, giá mua ban đầu thường cao hơn so với nhiều chất liệu khác. Tuy nhiên, do nệm cao su có độ bền cao, nên thời gian sử dụng vài thập kỷ sẽ bù đắp chi phí ban đầu.
Nệm lò xo túi là lựa chọn tuyệt vời khác cho người bị mất ngủ. Trên thực tế, những chiếc nệm đa năng này là lựa chọn phù hợp với nhiều đối tượng. Chúng dễ dàng tạo khuôn theo hình dáng cơ thể, giảm áp lực cho người nằm nghiêng, đồng thời làm mát tốt hơn cho người dễ nóng bức và người hay di chuyển.
Nệm lò xo túi đem lại những lợi ích này bằng cách kết hợp lõi lò xo túi với ít nhất 5cm foam/ cao su. Nhờ vậy, nệm thích ứng với hình dạng cơ thể, trong khi vẫn duy trì độ bật nảy và thoáng khí của lớp lò xo.
Điều tuyệt vời nhất là bạn có thể sở hữu bất kỳ loại foam yêu thích nào khi chọn nệm lò xo túi. Bạn có thể mua memory foam, cao su tự nhiên hoặc kết hợp cả 2. Điều này cho phép người dễ nóng bức và người hay di chuyển trải nghiệm bề mặt ngủ êm ái như memory foam mà không gặp phải các vấn đề như nệm foam nguyên khối.
Nếu chiếc nệm của bạn cản trở sự bắt đầu hoặc chất lượng giấc ngủ, đó rất có thể là lò xo liên kết. Công nghệ cũ thường không phù hợp với người bị mất ngủ.
Nệm lò xo liên kết không giống lò xo túi, các cuộn dây không có túi bọc riêng. Đúng hơn hết, chúng được nối với nhau thành mạng lưới trải dài toàn bộ nệm. Chính cấu trúc này đã tạo ra nhiều vấn đề cho loại nệm này.
Có lẽ hạn chế phổ biến nhất của nệm gây ra chứng mất ngủ là không đủ linh hoạt theo hình dáng cơ thể. Các cuộn dây có xu hướng chùng dưới phần nặng cơ thể thay vì nén lại hoặc nâng lên tùy theo đường cong cơ thể. Do đó, cột sống không được giữ thẳng hàng, và các cơn đau nhức bắt đầu xuất hiện làm gián đoạn giấc ngủ.
Một vấn đề lớn khác của nệm lò xo liên kết là khả năng lan truyền chuyển động. Thực tế là các cuộn lò xo kết nối trực tiếp với nhau sẽ khuếch đại và lan truyền chuyển động khắp nệm. Điều này tùy không trực tiếp khiến bạn mất ngủ, nhưng hoàn toàn có thể góp phần gây ra tình trạng này.
Điều tồi tệ hơn nữa là hệ thống lò xo liên kết có thể phát ra tiếng ồn mỗi khi bạn di chuyển, do các thanh kim loại tiếp xúc với nhau. Do đó, chúng tôi đề xuất nệm lò xo túi cho những ai muốn tận hưởng cảm giác đàn hồi từ lò xo.
Về mặt kỹ thuật, không có độ cứng nệm lý tưởng cho người mất ngủ như những loại nệm trị đau lưng hay cho người nằm nghiêng. Đúng hơn, độ cứng nệm lý tưởng là độ cứng nệm giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất. Hay nói cách khác, độ cứng phù hợp nhất với tư thế ngủ và thể trạng của bạn chính là độ cứng chống lại chứng mất ngủ tốt nhất.
Độ cứng nệm được đo theo thang điểm từ 1-10, trong đó 10 là cứng nhất. Thông thường, bạn sẽ không tìm thấy nệm mềm hơn mức 3 hoặc cứng hơn mức 8. Các độ cứng này không đủ hỗ trợ hoặc ép nén để cảm thấy thoải mái.
Tư thế ngủ là yếu tố chính quyết định độ cứng mềm phù hợp. Dáng nằm của bạn quyết định cách cơ thể tiếp xúc với nệm, vị trí các điểm áp lực cũng như cách nâng đỡ chính xác. Hãy coi tư thế ngủ là cơ sở xác định độ cứng nệm cần thiết. Dựa vào các yếu tố đó, bạn có thể tăng hoặc giảm độ cứng để tìm ra mẫu nệm phù hợp.
Nằm ngửa
Người nằm ngửa cần một tấm nệm cân bằng giữa hỗ trợ và êm ái, nhưng thiên cứng hơn. Cấu trúc này sẽ nâng bạn trên bề mặt ngủ, đồng thời nén ép dưới mông để hỗ trợ thắt lưng tối ưu.
Nếu nằm nệm quá cứng, cột sống của bạn sẽ bị lệch và đau nhức phần lưng dưới. Nhưng nếu nệm quá mềm, cơ thể bạn sẽ chìm xuống và khiến cột sống cong vẹo, không thẳng hàng. Vì vậy, người nằm ngửa nên chọn nệm cứng vừa.
Hay thay đổi tư thế
Người hay thay đổi tư thế không có dáng nằm đặc biệt yêu thích nào. Đúng hơn hết, họ có thể nằm các dáng khác nhau mỗi đêm, thậm chí thay đổi tư thế nhiều lần trong cùng một đêm. Do đó, một tấm nệm cho người hay thay đổi tư thế nằm phải đủ linh hoạt để phù hợp với mọi tư thế, ít nhất vào một số thời điểm nhất định. Nệm trung bình phù hợp nhất với yêu cầu này do mang lại sự cân bằng giữa giảm áp lực và hỗ trợ.
Nằm nghiêng
Người nằm nghiêng thường gặp các vấn đề về áp lực. Khi bạn nằm nghiêng, trọng lượng cơ thể sẽ đẩy khớp hông và vai ép xuống nệm. Nếu nệm lún quá sâu, áp lực sẽ khiến các khớp đau nhức.
Điều đó có nghĩa người nằm nghiêng cần nệm mềm đến trung bình để chống lại áp lực. Loại nệm này sẽ hấp thụ thay vì tạo ra áp lực, giữ cho các vùng chịu nhiều áp lực không bị đau nhức.
Các con lò xo bật nảy cũng khiến quá trình tìm kiếm của người nằm nghiêng trở nên khó khăn. Khi này, nệm lò xo túi mang lại sự cân bằng giữa tiện nghi và hỗ trợ, trong khi nệm lò xo liên kết lại không đủ êm ái.
Nằm sấp
Người nằm sấp gặp vấn đề ngược lại so với người nằm nghiêng khi chọn loại nệm phù hợp. Tư thế nằm sấp khiến xương chậu chìm vào nệm. Nệm quá mềm có thể gây đau lưng dưới do vùng xương chậu lún xuống đè lên cột sống. Do đó, người nằm sấp thường cần nệm cứng để giải quyết khó khăn này.
Nệm dành cho người nằm sấp có bề mặt chắc chắn, nâng xương chậu lên và giữ cột sống thẳng hàng. Một số người nằm sấp còn kê gối dưới bụng để ngủ thoải mái hơn.
Loại cơ thể của bạn không ảnh hưởng nhiều đến độ cứng mềm phù hợp như tư thế nằm. Tuy nhiên, yếu tố này vẫn khiến bạn tăng hoặc giảm độ cứng tương ứng với kiểu ngủ. Tất cả phụ thuộc vào việc bạn có nằm ở mức trọng lượng trung bình mà ngành công nghiệp nệm đặt ra không.
Nhìn chung, ngành công nghiệp chăn ga gối đệm quy định trọng lượng trung bình dao động từ 60-100kg. Họ sản xuất nệm với giả định rằng hầu hết người ngủ đều cần sự cân bằng giữa hỗ trợ và giảm áp lực trong khoảng cân nặng đó.
Nếu nằm trong khoảng cân nặng đó, bạn chỉ cần chọn mức độ cứng mềm tương ứng với tư thế ngủ. Tuy nhiên, nếu nằm ngoài phạm vi này, bạn sẽ cần tăng hoặc giảm độ cứng mềm phù hợp.
Người nhẹ cân
Người nhẹ cân là những người nặng dưới 60kg. Nếu điều này mô tả về bạn, hãy giảm bớt độ cứng so với mức tiêu chuẩn để ngủ êm ái hơn và giảm áp lực vừa đủ. Mức độ vững chắc tương ứng với tư thế ngủ có thể quá cứng với bạn.
Người nặng cân
Mặt khác, người nặng hơn 100kg lại gặp vấn đề ngược lại. Tấm nệm phù hợp với tư thế ngủ có thể quá mềm để hỗ trợ đầy đủ cho họ. Nếu thuộc nhóm đối tượng này, bạn nên tăng độ cứng tương ứng với tư thế ngủ, thậm chí cân nhắc mua nệm cứng hơn.
Cảm giác chắc chắn đảm bảo nệm cung cấp cấp đủ lực nâng cho người nặng cân và giữ cột sống thẳng hàng. Nếu không, bạn có nhiều khả năng thức dậy sớm hơn do bị đau lưng.
Nệm có thực sự giúp ích cho chứng mất ngủ không?
Nệm hỗ trợ chứng mất ngủ bằng cách tạo ra môi trường ngủ tốt hơn. Mặc dù nệm kém chất lượng chưa hẳn là nguyên nhân gây mất ngủ, nhưng chúng không hề thoải mái và hỗ trợ đầy đủ. Chính điều này sẽ gây khó khăn cho bạn khi ngủ. Suy cho cùng, nệm quá cứng hay quá mềm đều khiến bạn khó thư giãn hơn.
Điều này đặc biệt đúng với người dễ nóng bức và người đang đau nhức. Nếu nệm giữ nhiệt hoặc gây đau lưng bằng cách gia tăng áp lực, bẻ cong cột sống, bạn khó có thể ngủ ngon hơn. Trong trường hợp này, một chiếc nệm mới chính là giải pháp cho những vấn đề giấc ngủ của bạn.
Độ cứng nệm nào tốt nhất cho người mất ngủ?
Độ cứng nệm tốt nhất cho chứng mất ngủ là độ cứng phù hợp nhất với cá nhân bạn. Đúng là độ cứng nệm sai lệch sẽ tạo ra cảm giác khó chịu, góp phần gây mất ngủ. Tuy nhiên, không có độ cứng lý tưởng nào dành cho tất cả người mất ngủ. Thay vào đó, bạn sẽ cần tìm độ cứng lý tưởng theo tư thế ngủ của chính mình.
Thông thường, người nằm nghiêng cần nệm mềm hơn. Người hay thay đổi tư thế cần nệm trung bình. Người nằm ngửa cần nệm cứng vừa. Người nằm sấp cần nệm cứng.
Mặt khác, bạn cũng nên cân nhắc về trọng lượng cơ thể nếu nhẹ hoặc nặng cân. Độ cứng nệm phù hợp với phong cách ngủ đem tới sự cân bằng giữa hỗ trợ và giảm áp lực. Điều này giúp giảm thiểu triệu chứng mất ngủ rõ rệt.
Chuyển động có gây mất ngủ không?
Chuyển động có thể góp phần, thậm chí gây mất ngủ cho bất kỳ người đang nằm chung. Tình huống phổ biến nhất là giấc ngủ bị gián đoạn hoặc chất lượng kém.
Khi bạn ngủ với ai đó, chuyển động của họ sẽ truyền tới cơ thể thông qua bề mặt ngủ. Chuyển động đột ngột bên dưới sẽ kéo bạn ra khỏi chu kỳ ngủ sâu, hoặc đánh thức ngay lập tức. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm, tình trạng này thực sự sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ mãn tính.
Đây là lý do bạn cần nệm cách ly chuyển động khi nằm cùng ai đó. Đừng lo lắng, bạn không cần tấm nệm chuyên biệt nào cả. Memory foam, cao su thiên nhiên và đa tầng đều là những loại nệm tuyệt vời để cách ly chuyển động .
Nệm làm mát có giúp ích cho chứng mất ngủ không?
Một tấm nệm làm mát giúp trị chứng mất ngủ, đặc biệt với người dễ nóng bức. Ngay cả khi bạn không dễ nóng bức, nhiệt độ cơ thể vẫn cần giảm xuống dưới mức bình thường để bắt đầu và duy trì giấc ngủ.
Khi nằm trên nệm giữ nhiệt, làn da của bạn khó đạt được mức nhiệt 30 độ C lý tưởng cho giấc ngủ. Bề mặt ngủ quá ấm sẽ cản trở quá trình nghỉ ngơi. Ga giường thoáng mát và các phụ kiện nệm khác có thể giúp ích, nhưng tấm nệm phù hợp vẫn cần thiết.
Do đó, chúng tôi thường khuyên những ai dễ nóng bức nên chọn nệm gel, cao su thiên nhiên hoặc đa tầng.
Giường tự điều chỉnh có giúp bạn điều trị chứng mất ngủ không?
Giường tự điều chỉnh giúp giảm thiểu chứng mất ngủ, đặc biệt khi xuất phát từ bệnh lý đi kèm. Ví dụ, nếu chứng ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân chính gây mất ngủ, bạn có thể kê cao đầu bằng loại giường này để dễ thở hơn, ngủ ngon hơn.
Điều này cũng đúng với những người mất ngủ do đau nhức mãn tính. Nếu bạn bị đau lưng hoặc đau khớp mãn tính, giường tự điều chỉnh giúp giảm bớt áp lực lên khớp và cột sống cùng một lúc. Khi kết hợp với loại nệm giải tỏa áp lực tốt, giường giúp bạn dễ ngủ hơn và duy trì chất lượng giấc ngủ tốt.
Một tấm nệm hoàn hảo không thể khắc phục được tất cả vấn đề giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên, nệm tốt chắc chắn cung cấp sự hỗ trợ cân bằng, giảm áp lực và kiểm soát nhiệt độ để tạo ra môi ngủ lý tưởng. Điều này giúp giảm thiểu một số triệu chứng mất ngủ và nâng cao chất lượng nghỉ ngơi.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ lý tưởng nhất. Để mua sắm các sản phẩm chăn ga gối đệm Sông Hồng chính hãng, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline hoặc đến cửa hàng gần nhất thuộc hệ thống showroom của Changagoidemsonghong.online. Chúc quý khách tìm được sản phẩm ưng ý!
By Ngọc Nguyễn
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.