Bạn có thể đã nghe nói về mức độ nguy hiểm của hành vi lái xe khi say rượu. Tuy nhiên, lái xe khi buồn ngủ tưởng chừng vô hại cũng nguy hiểm không kém.
Bạn có thể đã nghe nói về mức độ nguy hiểm (và phạm pháp) của hành vi lái xe khi say rượu. Nhưng bạn có biết rằng lái xe khi buồn ngủ cũng nguy hiểm không? Theo một nghiên cứu, sau khi tỉnh táo trong 24 giờ, một người ngồi sau tay lái cũng suy nhược như người có nồng độ cồn trong máu là 0.1%, vượt quá giới hạn cho phép theo luật pháp.
Cả say rượu và buồn ngủ khi lái xe đều làm giảm đáng kể thời gian phản ứng, khả năng suy luận, sự tỉnh táo và mức độ nhận thức của một người. Trong trường hợp này, một người không thể đưa ra những quyết định quan trọng trong tích tắc để giữ an toàn trên đường. Lái xe lúc buồn ngủ không chỉ nguy hiểm cho người cầm lái, mà còn cả với những người lái xe và người đi bộ khác.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn khái niệm buồn ngủ khi lái xe là gì, các dấu hiệu bạn nên tấp vào lề đường và cách phòng tránh. Chúng tôi cũng đề cập đến một số thống kê đáng lo ngại về tình trạng này để bạn hiểu rõ hơn về những nguy cơ tiềm ẩn khi điều khiển phương tiện khi thiếu ngủ.
Buồn ngủ khi lái xe đúng như tên gọi, bạn lái xe khi cảm thấy cực kỳ mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Điều này xảy ra trong nhiều trường hợp. Cho dù bạn đi làm muộn vào buổi tối, gần đây ngủ không ngon hoặc đã thức suốt nhiều giờ, nếu cảm thấy không thể mở mắt lúc ngồi sau tay lái, bạn đều đang bị buồn ngủ khi lái xe.
Trong một số trường hợp, buồn ngủ khi lái xe có thể là dấu hiệu của một tình trạng y tế chưa được chẩn đoán hoặc chứng rối loạn giấc ngủ. Nó cũng có thể xuất hiện do tác dụng phụ khó chịu của một số loại thuốc. Nhiều loại thuốc kê đơn và không kê đơn liệt kê “buồn ngủ” là tác dụng phụ và cảnh báo không nên vận hành máy móc hạng nặng khi sử dụng chúng. Ngay cả khi bạn không say rượu, việc tiêu thụ mọi mức độ rượu kết hợp với một số loại thuốc đều gây buồn ngủ và suy yếu quá mức.
Một điều nữa khiến hành vi này trở nên nguy hiểm là không ai dự đoán được khi nào giấc ngủ sẽ chiếm ưu thế. Bạn có thể cho rằng mình đủ tỉnh táo để lái xe, nhưng những rung động êm dịu của xe, âm nhạc du dương và cảm giác lái đơn điệu có thể khiến bạn buồn ngủ ngay lập tức. Ngay cả khi bạn cố gắng tỉnh táo, cơn buồn ngủ vẫn ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định, làm chậm thời gian phản ứng khi cần phanh hoặc đánh lái và gây mất tập trung. Những tác dụng phụ đó càng trở nên tồi tệ vào ban đêm, lúc phải dậy sớm hay trở về trong bóng tối.
Mặc dù không thể xác định tần suất chính xác, nhưng nghiên cứu cho thấy tình trạng buồn ngủ khi lái xe phổ biến một cách đáng lo ngại. Một nghiên cứu khá lỗi thời của The National Sleep Foundation cho biết 60% tài xế trưởng thành thừa nhận đã lái xe khi buồn ngủ trong khoảng 1 năm. Một báo cáo khác của CDC cho biết cứ 25 người trưởng thành thì có 1 người ngủ gật sau tay lái mỗi tháng.
Mọi người cảm thấy buồn ngủ khi lái xe vì nhiều lý do. Mặc dù một số người có thể không nhận ra bản thân quá mệt mỏi, nhưng việc nắm được nguyên nhân sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh trước khi ngồi sau tay lái. Dưới đây là một số lý do khiến bạn vướng phải tình trạng buồn ngủ khi lái xe.
Một trong những nguyên nhân chính gây buồn ngủ khi lái xe là thiếu ngủ. CDC khuyến nghị người lớn nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Thật không may, cứ 3 người lớn thì có 1 người thậm chí không đạt được mức này. Cho dù đó là do lịch trình làm việc, chứng mất ngủ hoặc các rối loạn giấc ngủ không được chẩn đoán khác, tình trạng thiếu ngủ mãn tính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.
Buồn ngủ quá mức vào ban ngày là một trong những triệu chứng chính của tình trạng thiếu ngủ, có thể bao gồm cả những giấc ngủ siêu ngắn. Thuật ngữ này mô tả những khoảng thời gian ngủ rất ngắn chỉ kéo dài vài giây thay vì vài phút hoặc vài giờ. Nếu từng ngủ gật khi xem tivi hoặc đọc sách, có lẽ bạn đã ngủ siêu ngắn. Ngủ gật khi lái xe cực kỳ nguy hiểm. Chỉ mất tích tắc để ô tô rẽ khỏi con ngõ, đi vào dòng xe ngược chiều hoặc bạn bỏ lỡ các chỉ dẫn lái xe quan trọng, các biển cảnh báo hay các thay đổi về kiểu giao thông.
Một nguyên nhân hàng đầu khác gây buồn ngủ khi lái xe là rối loạn giấc ngủ - cả trường hợp được chẩn đoán và không được chẩn đoán. Nhiều người bị rối loạn giấc ngủ thậm chí không nhận ra tình trạng của mình. Điều này bao gồm nhiều vấn đề sức khỏe từ mất ngủ, ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ đến các tình trạng nghiêm trọng khác. Nếu bạn thấy mình ngày càng mệt mỏi và uể oải vào ban ngày, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng không ngủ đủ giấc vào ban đêm. Nhiều chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến khiến quá trình nghỉ ngơi bị gián đoạn, hạn chế và ít phục hồi hơn. Nếu những triệu chứng này kéo dài sang ban ngày, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ khi lái xe.
Có hàng trăm loại thuốc liệt kê “buồn ngủ” là tác dụng phụ phổ biến. Từ thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine đến các loại thuốc cảm cúm khác, việc sử dụng các loại thuốc kê đơn và không kê đơn này trước khi cầm lái sẽ dẫn đến một số tình trạng suy yếu nghiêm trọng. Ngay cả một số chất bổ sung tự nhiên cùng chế độ ăn uống về đêm cũng gây uể oải kéo dài vào buổi sáng. Hãy đọc nhãn cẩn thận trước khi dùng các loại thuốc này hoặc lái xe. Bất cứ khi nào có thể, bạn nên dùng thuốc vào ban đêm hoặc khi không ra đường ít nhất vài giờ.
Lái xe khi buồn ngủ thường được so sánh với lái xe khi say rượu hoặc say xỉn. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc đang dùng thuốc gây buồn ngủ quá mức kèm uống rượu, thì bạn đang tạo ra một công thức tai họa khi tham gia giao thông. Rượu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng buồn ngủ, ảnh hưởng đến thời gian phản ứng cũng như khả năng đưa ra quyết định hoặc phán đoán. Uống rượu khi say không chỉ nguy hiểm, vô trách nhiệm, mà còn bất hợp pháp.
Một yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ buồn ngủ khi lái xe là thời gian trong ngày. Các nghiên cứu cho thấy các vụ tai nạn lái xe khi buồn ngủ thường xảy ra nhất trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến 6 giờ sáng hoặc, giữa buổi chiều.
Đây là 2 thời điểm mà cơn buồn ngủ lên đến đỉnh điểm. Giữa nửa đêm và 6 giờ sáng, hầu hết mọi người đều ngủ. Nếu bạn đang thức và ngồi sau tay lái, đó rất có thể là các triệu chứng khởi phát của tình trạng thiếu ngủ. Vào những thời điểm này, trời cũng tối nên khó nhìn và khó tập trung hơn khi lái xe.
Nếu đã từng va phải “bức tường chiều” đó, bạn sẽ biết rằng thời gian từ đầu đến giữa buổi chiều cũng liên quan đến tình trạng buồn ngủ quá mức. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người cảm thấy mệt mỏi sau 12 giờ ngủ sâu. Vì vậy, tùy thuộc vào thời gian thức dậy ban sáng hôm đó hoặc đi ngủ vào đêm hôm trước, bạn có thể cảm thấy mình vô cùng mệt mỏi vào buổi chiều.
Tuổi tác, nghề nghiệp và sức khỏe tổng thể đều khiến bạn có nguy cơ buồn ngủ khi lái xe cao hơn. Nếu thuộc bất kỳ trường hợp nào trong số đó, bạn đều có nguy cơ gặp tai nạn ô tô cao hơn do buồn ngủ quá mức. Việc nắm rõ các yếu tố nguy cơ giúp bạn cảnh giác cao độ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để đảm bảo an toàn trên đường đi.
Một số người nghĩ rằng lái xe khi mệt mỏi không thể so sánh với việc lái xe khi bị suy nhược hoặc chịu ảnh hưởng của ma túy hoặc rượu. Những số liệu thống kê về tai nạn xe cơ giới, va chạm, tử vong và các sự cố khác có thể khiến bạn phải suy nghĩ lại.
Hầu hết mọi người đều không để ý hoặc phớt lờ các dấu hiệu cảnh báo khi lái xe trong tình trạng buồn ngủ. Cho dù bạn cảm thấy mí mắt nặng trĩu hay đầu nhấp nhô, cơ thể đều sẽ gửi nhiều tín hiệu khác nhau khi sắp ngủ. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo nào sau đây khi đang lái xe, bạn đều có nguy cơ ngủ gật và nên tìm cách ra khỏi đường để đến điểm an toàn càng sớm càng tốt.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này khi đang lái xe, bạn đều có nguy cơ buồn ngủ. Trước khi tình trạng này gây ra bất kỳ nguy hiểm nào, hãy tấp vào lề đường một cách an toàn và chợp mắt, uống một tách cà phê, hoặc đi bộ thư giãn, vươn vai. Chỉ quay trở lại đường khi bạn cảm thấy tỉnh táo hơn và sẵn sàng tiếp tục cuộc hành trình một cách an toàn.
Tốc độ tái chế của bộ não con người là khoảng 16 giờ. Khi thức lâu hơn mức này, bạn sẽ tăng nguy cơ nợ ngủ. Thuật ngữ nợ ngủ, hay thiếu ngủ là kết quả của việc ngủ không đủ giấc. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cảm giác buồn ngủ sau tay lái.
Hầu hết mọi người cho rằng thiếu ngủ chỉ xảy ra do thức hàng giờ liên tục, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Việc không ngủ dù chỉ 1-2 tiếng mỗi đêm vẫn vẫn có thể gây thiếu ngủ, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng lái xe. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy việc thức liên tục trong 18 giờ (chỉ dài hơn 2 giờ so với khuyến nghị) có thể gây suy giảm nhận thức tương đương với nồng độ cồn trong máu là 0.05%. Nếu bạn tiếp tục thiếu ngủ dù chỉ một tiếng trong 10 ngày liên tục, chức năng não bộ sẽ bị đình trệ giống như thể đã thức suốt 24 giờ liên tục. Như đã nói, buồn ngủ khi lái xe có thể xảy ra ngay cả sau vài đêm ngủ không ngon giấc.
Khi ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm, bạn sẽ tăng đáng kể tỷ lệ gây tai nạn. Những người lái xe chỉ ngủ từ 5-6 tiếng mỗi đêm thậm chí còn có nguy cơ tham gia hoặc gây ra va chạm cao hơn. Đối với bất kỳ ai ngủ ít hơn 4 tiếng mỗi đêm, nguy cơ của họ tăng lên gấp 11 lần. Nếu có thói quen lái xe khi mệt mỏi, bạn có thể ngủ gật hoặc ngủ li bì 1 trong mỗi 3 đi trên đường cao tốc. Bạn cũng có nguy cơ gặp tai nạn cao gấp 10 lần so với người nghỉ ngơi đầy đủ.
Một số cách dưới đây giúp bạn tránh hoàn toàn tình trạng buồn ngủ khi lái xe và tỉnh táo sau tay lái.
Thay vì lái xe liên tục, hãy cố gắng chia chuyến đi của bạn thành các đoạn nhỏ hơn. Nếu có thể, bạn cần lên lịch trình trong vài ngày để hoàn thành hành trình dài đó. Hãy tạo một kế hoạch không yêu cầu bạn phải ngồi sau tay lái xuyên suốt nhiều giờ.
Nếu chuyến đi dài ngày này thực sự quan trọng, bạn nên lập ra kế hoạch cho một số điểm dừng trên đường. Trong những khoảng thời gian nghỉ ngơi này, bạn có thể sử dụng đồ uống chứa caffein, vươn vai, chợp mắt nhanh hoặc thực hiện các hoạt động khác để cảm thấy tỉnh táo và minh mẫn hơn.
Con người có một chiếc đồng hồ chu kỳ 24 giờ bên trong cơ thể. Đây là yếu tố cho phép cơ thể bạn thư giãn vào ban đêm, chuẩn bị cho giấc ngủ và dần tỉnh táo hơn vào buổi sáng. Khi cơ thể di chuyển tự nhiên qua chu kỳ này, nó sẽ giảm mức năng lượng vào những thời điểm nhất định trong ngày. Đối với hầu hết mọi người, những giờ “buồn ngủ” diễn ra từ nửa đêm đến 6 giờ sáng, đôi khi từ giữa đến cuối buổi chiều. Nếu có thể, bạn nên tránh ngồi sau tay lái trong khoảng thời gian này.
Nếu bạn biết rằng bạn còn cả một ngày dài lái xe phía trước, hãy cố gắng ngủ một giấc thật ngon vào đêm hôm trước. Bạn cũng cần tránh thức quá khuya hoặc thực hiện các hoạt động kích thích quá mức như tập thể dục hoặc sử dụng thiết bị kỹ thuật số gần giờ đi ngủ. Những thói quen này sẽ khiến bạn tỉnh giấc vào ban đêm hoặc gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến buồn ngủ quá mức vào sáng hôm sau.
Đôi khi, biện pháp khắc phục tốt nhất cho tình trạng buồn ngủ khi lái xe là có người nói chuyện. Nếu có thể, hãy mang theo một người bạn lái xe hoặc bạn đồng hành trong chuyến đi của bạn. Các bạn có thể thay phiên nhau cầm lái để có thời gian nghỉ ngơi và nói chuyện trong suốt quãng đường lái xe.
Mặc dù đồ uống chứa caffein không phải giải pháp “bắt buộc” để ngăn ngừa và tránh buồn ngủ khi lái xe, nhưng chúng có thể hoạt động như giải pháp khắc phục nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn cảm thấy sắp ngủ gật hoặc buồn ngủ quá mức, hãy dừng lại để uống một tách cà phê, nước tăng lực, soda chứa caffein hoặc đồ uống thể thao. Chỉ cần lưu ý rằng sau khi cảm giác sảng khoái ban đầu của caffein hết tác dụng, bạn có thể buồn ngủ trở lại.
Các cách khắc phục giúp tỉnh táo nhanh khác bao gồm mở cửa sổ, bật nhạc và bật điều hòa. Mặc dù các chiến thuật này hoạt động tốt trong giây lát, nhưng hiệu quả thường không kéo dài. Chúng cũng có thể khiến bạn rời mắt và không chú ý đến đường đi. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng những chiến thuật này trong trường hợp khẩn cấp với khoảng thời gian ngắn. Giải pháp thực sự khi này là tấp vào lề đường và nghỉ ngơi.
Cách tốt nhất để tránh buồn ngủ khi lái xe là ngủ đủ giấc, chất lượng. Điều này có nghĩa bạn nên ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm và áp dụng các thói quen ngủ lành mạnh khác. Hãy tạo môi trường ngủ và thói quen thư giãn vào ban đêm bao gồm các hoạt động làm dịu, cũng như tránh xa các thiết bị điện tử. Đừng quên thực hiện các hoạt động giống nhau vào cùng một thời điểm mỗi đêm, thêm vào đó đặt báo thức để thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng. Điều này giúp thiết lập lịch trình ngủ phù hợp cũng như cân bằng nhịp sinh học cơ thể.
Việc áp dụng thói quen ngủ lành mạnh cũng đem lại nhiều lợi ích khác bao gồm tăng năng lượng, giảm nguy cơ phát triển một số tình trạng bệnh lý và cải thiện chức năng nhận thức.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ lý tưởng nhất. Để mua sắm các sản phẩm chăn ga gối đệm Sông Hồng chính hãng, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline hoặc đến cửa hàng gần nhất thuộc hệ thống showroom của Changagoidemsonghong.online. Chúc quý khách tìm được sản phẩm ưng ý!
By Ngọc Nguyễn
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.