Ngủ kém ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và tập trung thế nào? 

27-07-2023, 5:17 pm 147

Ở những người kém hoặc các vấn đề giấc ngủ khác, tình trạng suy giảm nhận thức ngắn hạn vào ban ngày là phổ biến. Tuy nhiên, hậu quả không chỉ dừng lại ở đó. 

Ngủ đủ giấc với chất lượng cao giúp thúc đẩy sự chú ý và khả năng tập trung, đây là điều tiên quyết cho quá trình học hỏi. Giấc ngủ cũng hỗ trợ nhiều khía cạnh khác của nhận thức gồm trí nhớ, giải quyết vấn đề, sáng tạo, xử lý cảm xúc và phán đoán. Mức độ hoạt động của não bộ dao động trong từng giai đoạn giấc ngủ bao gồm cả giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) và không chuyển động nhanh (NREM). Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy giấc ngủ giúp tăng cường hầu hết các loại chức năng nhận thức.

Đối với những người thiếu ngủ, mất ngủ, ngưng thở khi ngủ hoặc các vấn đề giấc ngủ khác, tình trạng suy giảm nhận thức ngắn hạn vào ban ngày là phổ biến. Việc cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp tăng hiệu suất nhận thức, thúc đẩy tư duy sắc bén và làm giảm khả năng suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.

Giấc ngủ kém ảnh hưởng đến não bộ thế nào?

Trong một đêm ngủ điển hình, mỗi cá nhân phải trải qua 3 giai đoạn giấc ngủ NREM, sau đó là giai đoạn ngủ REM kéo dài 90-120 phút/1 lần, nhiều lần mỗi đêm. Cả não bộ và cơ thể đều trải qua những thay đổi rõ rệt trong những chu kỳ này, tương ứng với từng giai đoạn giấc ngủ. Trong mỗi phần của quá trình, các hóa chất khác nhau trong não bộ sẽ được kích hoạt hoặc ngừng hoạt động để điều phối quá trình phục hồi.

Giấc ngủ kém có nhiều dạng khác nhau, bao gồm thời lượng ngủ ngắn hoặc giấc ngủ bị phân mảnh. Nếu không ngủ đủ giấc, bộ não sẽ phải vật lộn để hoạt động bình thường. Do không có thời gian phục hồi, các tế bào thần kinh trong não bộ sẽ làm việc quá sức và ít hoạt động tối ưu trong các kiểu tư duy khác nhau.

Giấc ngủ kém có thể để lại nhiều tác hại ngắn hạn đối với não bộ, chẳng hạn như thức trắng đêm. Trong khi đó, những người khó ngủ kinh niên có thể chịu tác động tiêu cực liên tục đến các công việc hàng ngày. Về lâu dài, giấc ngủ kém sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và mất trí nhớ.

Ngủ kém gây ra những tác động nhận thức ngắn hạn nào?

Giấc ngủ kém có thể gây hại cho hoạt động trí tuệ, thành tích học tập, theo đuổi sự sáng tạo và năng suất công việc. Giấc ngủ kém tác động đến nhận thức, tăng tỷ lệ gặp các vấn đề nguy hiểm, bao gồm cả lái xe khi buồn ngủ. Kỹ năng vận động, giữ nhịp điệu và đôi khi một số lời nói suy giảm nếu không ngủ đủ giấc. Giấc ngủ kém có thể để lại nhiều tác động ngắn hạn tiềm ẩn gồm:

  • Buồn ngủ quá mức: Buồn ngủ và mệt mỏi là những tác động phổ biến vào ban ngày sau một đêm không ngon giấc. Để đối phó với cảm giác mệt mỏi quá mức, một người có thể vô tình ngủ gật trong vài giây, được gọi là giấc ngủ ngắn.
  • Kém tập trung: Giấc ngủ kém làm giảm sự chú ý, khả năng xử lý và học tập của một người. Thiếu ngủ cũng được phát hiện là gây ra những tác động tương tự như say rượu, làm chậm thời gian suy nghĩ và phản ứng. Giấc ngủ kém cũng làm giảm sự tập trung, bao gồm khả năng thực hiện các hướng dẫn.
  • Giảm khả năng thích ứng: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiếu ngủ cản trở tính linh hoạt của nhận thức, làm giảm khả năng thích ứng và phát triển trong những hoàn cảnh không chắc chắn hoặc thay đổi. Một lý do chính khiến điều này xảy ra là suy nghĩ cứng nhắc và “phản hồi cùn”, trong đó khả năng học hỏi và cải thiện nhanh chóng bị giảm sút.
  • Giảm năng lực cảm xúc: Giấc ngủ kém có thể thay đổi cách một người thấu hiểu thông tin cảm xúc. Khi học một điều gì đó mới, phân tích vấn đề hoặc đưa ra quyết định, việc nhận ra bối cảnh cảm xúc thường rất quan trọng. Tuy nhiên, ngủ không đủ giấc sẽ cản trở khả năng xử lý đúng thành phần cảm xúc của thông tin.
  • Suy giảm khả năng phán đoán: Trong một số trường hợp, phản ứng cảm xúc không được kiểm soát sẽ làm suy yếu khả năng phán đoán. Những người không ngủ đủ giấc có nhiều khả năng đưa ra những lựa chọn mạo hiểm, từ đó tập trung vào phần thưởng tiềm năng hơn là hạn chế. Bạn có thể khó học hỏi từ những sai lầm này, do phương pháp xử lý và củng cố trí nhớ cảm xúc thường bị tổn hại do thiếu ngủ.

Ngủ kém gây ra những tác động nhận thức dài hạn nào?

Ngủ không đủ giấc và giấc ngủ bị phân mảnh thường liên quan đến suy giảm nhận thức cũng như chứng mất trí nhớ. Hơn nữa, ở những người mất trí nhớ, giấc ngủ kém thường liên quan đến tiên lượng xấu hơn. Một số tác động nhận thức của giấc ngủ kém có thể được cảm nhận ngay lập tức. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy giấc ngủ làm tăng nguy cơ mắc vấn đề nhận thức lâu dài như:

  • Suy giảm trí nhớ: Cả giấc ngủ NREM và REM dường như đều quan trọng trong việc củng cố trí nhớ, giúp bạn nhớ lại khi cần. Giấc ngủ NREM được liên kết với trí nhớ quy nạp, bao gồm những thứ như sự kiện hoặc số liệu thống kê cơ bản. Trong đó, giấc ngủ REM giúp tăng cường trí nhớ phương thức, chẳng hạn như ghi nhớ một chuỗi các bước. Giấc ngủ kém làm suy yếu quá trình củng cố trí nhớ bằng cách phá vỡ quá trình bình thường dựa trên cả giấc ngủ NREM lẫn REM để xây dựng và lưu giữ ký ức. Thậm chí, các nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những người thiếu ngủ có nguy cơ hình thành ký ức sai lầm.
  • Bệnh Alzheimer: Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ còn trợ giúp quá trình vệ sinh não bộ, chẳng hạn như loại bỏ các protein amyloid beta nguy hiểm tiềm tàng. Với bệnh Alzheimer, beta amyloid hình thành trong các cụm hay gọi là mảng, làm suy giảm chức năng nhận thức. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một đêm thiếu ngủ thậm chí còn làm tăng lượng beta amyloid trong não bộ. Một phân tích cho thấy tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cao hơn đáng kể là do ngủ kém.

Giấc ngủ kém ảnh hưởng đến sự sáng tạo và nhận thức ra sao?

Sáng tạo là khía cạnh khác của nhận thức bị cản trở bởi các vấn đề giấc ngủ. Việc kết nối các ý tưởng ít liên quan chính là dấu hiệu của sự sáng tạo và được củng cố mạnh mẽ bởi giấc ngủ ngon. Giấc ngủ NREM tạo cơ hội tái cấu trúc thông tin và sắp xếp lại trong não bộ, trong khi những ý tưởng mới cùng sự liên kết giữa những suy nghĩ thường xuất hiện trong giấc ngủ REM. Các quy trình này đem tới hiểu biết sâu sắc, một yếu tố cốt lõi của đổi mới và giải quyết vấn đề sáng tạo.

Giấc ngủ hạn chế hoặc trằn trọc cũng gián tiếp ảnh hưởng đến nhận thức. Ví dụ, nhiều người thường đau nửa đầu vào buổi sáng khi không ngủ đủ giấc, đồng thời thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng như cảm lạnh thông thường. Thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tình trạng sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm... Những vấn đề này cùng nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần khác hình thành bởi chất lượng giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng đến sự chú ý, tập trung của một người.

Giấc ngủ kém có tác động đến nhận thức mọi người như nhau không?

Giấc ngủ kém không tác động đến tất cả mọi người theo cùng một cách. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số cá nhân dễ suy giảm nhận thức hơn do thiếu ngủ, và yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng tới điều này.

Nghiên cứu đã phát hiện ra người lớn tuổi vượt qua ảnh hưởng của việc thiếu ngủ tốt hơn người trẻ tuổi. Thanh thiếu niên có nguy cơ cao phải chịu ảnh hưởng bất lợi từ giấc ngủ kém đối với suy nghĩ, ra quyết định và kết quả học tập do quá trình não bộ diễn ra trong thời kỳ thiếu niên.

Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra phụ nữ giỏi đối phó với những tác động của thiếu ngủ hơn nam giới, mặc dù chưa rõ điều này có liên quan đến yếu tố sinh học, xã hội, văn hóa hay kết hợp cả hai.

Rối loạn giấc ngủ có ảnh hưởng đến nhận thức không?

Rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ, thường liên quan đến việc ngủ không đủ giấc hoặc bị gián đoạn. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chúng liên quan đến chứng suy giảm nhận thức.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là một trong những rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất. Chứng bệnh xảy ra khi đường thở tắc nghẽn, sau đó gây khó thở khi ngủ và giảm lượng oxy trong máu. OSA có liên quan đến tình trạng buồn ngủ ban ngày cũng như các vấn đề nhận thức đáng chú ý liên quan đến sự chú ý, suy nghĩ, trí nhớ và giao tiếp. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người bị ngưng thở khi ngủ có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn.

Ngủ quá nhiều có ảnh hưởng đến nhận thức không?

Nhiều nghiên cứu xem xét tác động giữa giấc ngủ và tư duy đã phát hiện ra rằng, ngủ quá nhiều cũng tạo ra vấn đề cho sức khỏe não bộ. Trong nhiều trường hợp, nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả ngủ quá ít và quá nhiều đều liên quan đến suy giảm nhận thức.

Lời giải thích cho vấn đề đó vẫn chưa rõ ràng. Người ta không biết liệu tình trạng sức khỏe cùng tồn tại với chứng ngủ quá nhiều có thể gây ra vấn đề nhận thức ở một người nào đó không. Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu này là lời nhắc nhở quan trọng để ngủ đủ giấc mỗi đêm.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ có lợi cho nhận thức không?

Đối với những người gặp vấn đề về giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ là cách thiết thực để nâng cao hiệu suất nhận thức. Ngủ đủ giấc theo khuyến nghị giúp não bộ hồi phục và tránh được nhiều hậu quả của giấc ngủ kém đối với các khía cạnh suy nghĩ khác nhau.

Các chuyên gia y tế ngày càng coi giấc ngủ ngon là hình thức phòng ngừa tiềm năng cho chứng mất trí nhớ cũng như bệnh Alzheimer. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định vai trò của giấc ngủ trong việc ngăn ngừa suy giảm nhận thức, nghiên cứu ban đầu cũng cho thấy các phương pháp cải thiện giấc ngủ làm giảm khả năng phát triển bệnh Alzheimer lâu dài.

Mẹo cải thiện giấc ngủ và hiệu suất nhận thức

Bất cứ ai nhận thấy mình đang bị suy giảm nhận thức hoặc buồn ngủ ban ngày quá mức trước tiên nên nói chuyện với bác sĩ của họ. Bác sĩ sẽ xác định hoặc loại trừ bất kỳ tình trạng nào khác có thể gây ra triệu chứng này, kể cả rối loạn giấc ngủ. Họ cũng có thể thảo luận về các chiến lược để có giấc ngủ ngon hơn.

Có nhiều cách cải thiện giấc ngủ bắt đầu với vệ sinh giấc ngủ lành mạnh. Bằng cách tối ưu môi trường phòng ngủ và các thói quen hàng ngày, bạn có thể loại bỏ nhiều rào cản phổ biến đối với giấc ngủ. Việc sắp xếp lịch ngủ đều đặn, tránh uống rượu và caffein vào buổi tối, giảm thiểu đồ điện tử trong phòng ngủ đều là ví dụ về các mẹo vệ sinh giấc ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn mỗi đêm.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ lý tưởng nhất. Để mua sắm các sản phẩm chăn ga gối đệm Sông Hồng chính hãng, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline hoặc đến cửa hàng gần nhất thuộc hệ thống showroom của Changagoidemsonghong.online. Chúc quý khách tìm được sản phẩm ưng ý!

By Ngọc Nguyễn

Đánh giá0 đánh giá về Ngủ kém ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và tập trung thế nào? 

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Quang Đức

Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x
Nước xà lách có giúp ngủ ngon không?
Nước xà lách có giúp ngủ ngon không?
18-07-2023, 3:53 pm     226
Nước xà lách có giúp ngủ ngon không?
12 dấu hiệu thiếu ngủ mà bạn cần biết
12 dấu hiệu thiếu ngủ mà bạn cần biết
27-07-2023, 5:11 pm     143
Mỗi người có một nhu cầu giấc ngủ khác nhau. Nhưng điều gì xảy ra nếu tình trạng thiếu ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
20+ mẹo ngủ mát trong đêm mùa hè nóng nực
20+ mẹo ngủ mát trong đêm mùa hè nóng nực
22-06-2023, 3:29 pm     412
Cho dù bật quạt mạnh đến đâu, bạn vẫn không cảm thấy bớt nóng vào ban đêm. Cùng tham khảo cách ngủ mát hàng đầu dưới đây để vượt qua đêm hè oi ả.
Facebook
Youtube Xem thêm video tại kênh Youtube youtube