Hầu hết mọi người đều thích tư thế nằm nghiêng khi ngủ. Khi thực hiện đúng cách, tư thế này có thể mang lại giấc ngủ ngon và nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Mặc khác tư thế không đúng có thể làm căng cơ, khiến bạn đau nhức khi thức dậy.
Trong bài viết này, bạn sẽ được khám phá những điều cần biết về cách ngủ nghiêng. Nằm nghiêng có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của chứng đau lưng và cung cấp cho bạn thói quen ngủ tốt hơn. Chúng tôi sẽ đề cập đến những ưu - nhược điểm của việc ngủ nghiêng, cách điều chỉnh tư thế và các loại đệm gối tốt nhất để giúp bạn trải nghiệm việc nghỉ ngơi tuyệt vời hơn.
Liên kết cột sống
Lưng là một trong những vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể. Khi bạn bị căng thẳng hay đau lưng có thể cản trở giấc ngủ ngon của mình. Chúng ta thường dành khoảng 8 giờ mỗi đêm để ngủ nên tư thế ngủ và loại đệm nằm có thể giúp bạn thức dậy thoải mái vào mỗi buổi sáng và không gặp tình trạng đau mỏi vùng lưng.
Mẹo để nằm nghiêng khi bạn bị đau lưng là đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối của bạn. Ngủ nghiêng với chiếc gối giữa hai chân cho phép gối hoạt động như một giá đỡ để giữ cho đầu gối, hông, xương chậu và cột sống của bạn thẳng hàng. Chọn gối cho người ngủ nghiêng luôn ưu tiên những chất liệu có thể thêm hay bớt được như lông vũ và bông. Điều này sẽ giúp chiếc gối có thể uốn theo dáng cơ thể của bạn.
Hỗ trợ cơ bắp
Bên cạnh hỗ trợ cột sống, nằm nghiêng khi ngủ cũng giúp giảm đau ở các cơ và khớp cụ thể. Ngủ nghiêng cũng có lợi cho những người mắc các bệnh mãn tính lâu dài như đau cơ xơ hóa, gây đau nhức cơ xương và mệt mỏi. Khi nằm nghiêng theo đúng tư thế giữ chân và đầu gối cong, đặt gối giữa hai chân, bạn có thể giúp mở rộng các vùng trong đốt ống, hỗ trợ các đĩa đệm mềm hoạt động như đệm cho cột sống. Ngoài ra, nó còn giúp giúp giải phóng sự căng thẳng và giữ các cơ của bạn được thư giãn tối đa.
Tăng cường sức khỏe não bộ
Các nghiên cứu đã liên kết việc ngủ nghiêng với việc tăng cường chức năng nhận thức và nhận thấy có liên quan đến cách bộ não lọc ra chất độc. Trong khi bạn ngủ, không gian giữa các tế bào não mở rộng, cho phép chất lỏng chảy qua dễ dàng và loại bỏ các độc tố tích tự trong ngày. Khi những chất thải hóa học này tích tụ sẽ gây nguy cơ phát triển các rối loạn thần kinh như Alzheimer có thể tăng lên. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngủ nghiêng có thể làm giảm chất thảo não hiệu quả, từ đó cải thiện sức khỏe nhận thức của bạn.
Hệ tiêu hóa
Bạn thường gặp các vấn đề về tiêu hóa như ợ chua và trào ngược vào ban đêm, đặc biệt nếu bạn ăn quá muộn. Ngủ nghiêng về bên trái có thể giúp điều chỉnh hệ tiêu hóa của bạn trong khi ngủ. Điều này là do dạ dày nằm ở phía bên trái và với sự trợ giúp của trọng lực, chất thải có thể di chuyển hiệu quả qua ruột non và ruột già.
Giảm ngáy
Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến mà nhiều người hay gặp, nó có thể gây khó chịu vô cùng và thậm chí còn gây bất lợi cho sức khỏe. Chưa kể, vợ hoặc chồng ngủ ngáy có thể làm cho người kia mất giấc ngủ ngon. Nằm nghiêng được coi là tư thế ngủ tốt nhất giúp người ngủ ngáy mở đường hô hấp, giúp lưỡi không bị ở phía sau của cổ họng. Ngáy xảy ra khi hơi thở của bạn không thể di chuyển nhanh qua mũi và miệng. Để ngủ ngon hơn, hãy nằm nghiêng và kê cao đầu ít nhất 4 inch để giúp hàm và lưỡi di chuyển về phía trước dễ dàng hơn.
Thai kỳ
Phụ nữ mang thai phải chịu đựng nhiều thay đổi về sinh lý và khi bụng bầu ngày càng lớn có thể họ sẽ thường không có giấc ngủ chất lượng. Đây là lý do tại sao ngủ nghiêng về bên trái được coi là tư thế ngủ tốt nhất cho phụ nữ mang thai, vừa tạo sự thoải mái vừa giúp lưu thông máu tối ưu. Một tĩnh mạch lớn được gọi tĩnh mạch chủ dưới IVC có nhiệm vụ mang máu đến tim và em bé. IVC nằm ở bên phải cơ thể, vì vậy mà khi ngủ nghiêng về bên trái sẽ giúp máu lưu thông hiệu quả nhất.
Ngoài ra, việc nằm nghiêng mình sang trái sẽ giúp tiếp thêm chất dinh dưỡng đến em bé. Tư thế này giúp giữ tử cung không đè lên gan vì gan nằm phía bên phải của cơ thể không làm ảnh hưởng đến chức năng của gan. Hơn thế nữa, ngủ trong tư thế này cũng làm giảm áp lực phía dưới chân và lưng dưới, tạo cảm giác êm ái cho mẹ bầu.
Đau khớp
Đau nhức cơ thể có thể khiến bạn gần như không thể đi vào giấc ngủ và mất ngủ. Khi nằm nghiêng, bạn sẽ tạo nhiều trọng lượng lên cổ, vai và hông. Mặc dù vậy, có một số cách để giải tỏa căng thẳng, đặc biệt nếu bạn có tiền sử bị đau ở những vùng này.
Đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối có thể làm giảm bớt căng thẳng ở hông. Để giảm đau vai, hãy thử đặt một chiếc gối kê bên dưới vùng ngực để tạo độ cao sẽ làm giảm áp lực vùng vai. Đau cổ có thể được kiểm soát bằng chiếc gối chất lượng làm từ chất liệu cao su non có chức năng massage.
Khó chịu ở hàm
Những người ngủ nghiêng đôi khi có thể cảm thấy khó chịu ở hàm. Khi nằm nghiêng một bên mặt quá lâu, bạn sẽ cảm nhận được áp lực lên quai hàm và thấy hơi nhức mỏi. Cách khắc phục tốt nhất cho điều này là sử dụng một chiếc gối vừa vặn. Để có được giấc ngủ thoải mái và hạn chế tình trạng tê hàm, bạn hãy thử gối trên một chiếc gối cao su non sẽ cung cấp hỗ trợ phù hợp.
Nếu bạn muốn chọn một tư thế ngủ tốt cho sự liên kết cột sống và giảm đau nhức cơ thể, bạn có thể thử nằm ngửa khi ngủ. Khi ngủ ngửa, bạn giữ cho cột sống của mình thẳng hàng một cách tự nhiên và đảm bảo bạn sẽ có được một đêm ngủ sâu giấc.
Ngủ nghiêng về bên trái hoặc bên phải đều là những tư thế tốt ngăn chặn chứng ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy và giảm đau lưng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên ngủ nghiêng về bên trái và sau đó đổi sang hai bên suốt đêm. Ngủ nghiêng về một bên có thể gây tê cánh tay cũng như đau vai, vì vậy việc nghiêng người giữa hai bên có thể ngăn ngừa điều này. Nếu bạn vẫn thấy đau vai thì bạn có thể phải chuyển sang tư thế khác.
Như đã đề cập, có thể tốt hơn nếu bạn ngủ nghiêng về bên trái thay vì bên phải trong một số trường hợp. Nằm nghiêng về bên trái giúp giảm áp lực từ các cơ quan, điều này đặc biệt có lợi cho phụ nữ mang thai hoặc những người bị ợ chua.
Tuy nhiên, những người bị suy tim nên tránh ngủ nghiêng về bên trái vì nó sẽ không thoải mái và có thể ảnh hưởng đến các chức năng của tim. Một nhược điểm tiềm ẩn cho việc ngủ nghiêng là nó có thể dẫn đến nếp nhăn khi ngủ do mặt bạn bị áp vào gối suốt đêm. Để tránh hình thành nếp nhăn trên gương mặt, tốt nhất bạn nên nằm ngửa khi ngủ hoặc thường xuyên chuyển đổi giữa hai bên.
Độ dày
Vai trò quan trọng của gối là giữ đầu, cổ và vai của bạn được thẳng hàng. Không giống những người nằm sấp có xu hướng cảm thấy thoải mái hơn và được hỗ trợ trên một chiếc gối mỏng, những người ngủ nghiêng nên chọn chiếc gối có thể nâng đầu lên cao khoảng 4 inch. Cách tốt nhất để đạt được điều này là bạn nên đầu tư một chiếc gối điều chỉnh. Gối có thể điều chỉnh bằng mút hoạt tính hoặc bông là một lựa chọn tuyệt vời cho những người ngủ nghiêng vì bạn có thể dễ dàng tháo một phần đệm để tùy chỉnh độ cao của gối.
Độ chắc chắn
Những người ngủ nghiêng thường được hưởng lợi từ một chiếc gối vừa phải. Một chiếc gối quá mềm hoặc quá cứng sẽ làm căng khớp và khi thức dậy, bạn sẽ không có cảm giác thấy thoải mái. Những chiếc gối cao su non có thể giúp ích cho bạn. Bản chất của cao su có thể cung cấp sự hỗ trợ và thoải mái phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng.
Dễ vệ sinh
Gối có thể tích tụ nhiều bụi bẩn từ da đầu, gàu,.. nên bạn cần vệ sinh chúng thường xuyên để đảm bảo sức khỏe của bản thân. Hãy để ý tem không gây dị ứng khi bạn mua gối và đảm bảo chúng có thể giặt được bằng tay lẫn trong máy giặt khi muốn vệ sinh.
Cho dù bạn thích phong cách ngủ nào, việc trang bị một tấm đệm thoải mái nhất là điều cần thiết. Những người nằm nghiêng khi ngủ cần đảm bảo các đường viên của đệm hỗ trợ với cơ thể và giảm đau nhức tại các điểm tỳ đè.
Đệm foam
Đệm foam phổ biến 2 dạng chính là PU Foam và Memory Foam. Mật độ foam càng cao thì độ thoải mái cho người nằm càng cao. Ngoài ra, chất liệu foam có tính chất ôm sát từng đường nét trên cơ thể nên không có độ nảy như đệm lò xo truyền thống, bạn sẽ cảm thấy hơi khó khăn khi di chuyển.
Đệm PU Foam cung cấp một số hỗ trợ đường viên nhưng chưa thỏa mãn cho người nằm nghiêng. Đệm Memory Foam có độ cứng trung bình, mang lại cảm giác thoải mái và hỗ trợ cân bằng. Cùng với đó, đệm Memory Foam có lớp gel làm mát mang tới hệ thống đường viền hỗ trợ cho người nằm. Nhược điểm duy nhất đệm foam là chúng khá nóng và đôi khi có mùi khó chịu.
Đệm lò xo
Đệm lò xo có khả năng thoáng khí và sự chắc chắn tương đối cao. Để phù hợp với tư thế ngủ nghiêng, bạn nên chọn loại đệm lò xo túi độc lập với từng cuộn lò xo bọc riêng biệt. Với loại đệm này, bạn sẽ có được sự nâng đỡ theo từng vùng và giảm áp lực trên các điểm chịu lực như eo, vai và lưng.
Đệm cao su
Nằm nghiêng có xu hướng tạo nhiều điểm áp lực trên diện tích hẹp với toàn bộ trọng lượng cơ thể. Có thể bạn đã biết, cao su chính là vật liệu hàng đầu để giảm áp lực. Bề mặt đệm cao su có nhiều lỗ thông hơi cho phép không khí luân chuyển dễ dàng hơn. Kết cấu này giúp duy trì thân nhiệt và dễ điều hướng. Do có độ nảy cao, đệm sẽ lập tức trở lại hình dáng ban đầu khi bạn di chuyển hay thay đổi tư thế ngủ.
Đệm đa tầng
Đệm đa tầng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời khi kết hợp giữa lớp tiện nghi của hệ thống cuộn lò xo với chất liệu foam. Các tấm đệm có độ cứng vừa phải mang đến sự thoải mái tối đa cho người ngủ nghiêng. Một lợi ích quan trọng khác của đệm đa tầng là chúng cung cấp khả năng hỗ trợ cạnh tốt hơn. Nếu bạn có xu hướng nằm nghiêng sát mép giường, bạn có thể tránh được tình trạng mép giường bị võng xuống và gây cảm giác khó chịu.
Có một cách khác nhau để bạn có thể thoải mái ngủ trên giường khi nằm nghiêng. Có 3 kiểu tư thế ngủ nghiêng phổ biến nhất mà bạn có thể áp dụng với bản thân để tìm ra dáng nằm phù hợp. Tư thế thai nhi là khi bạn cuộn tròn thành người và ôm lấy chân. Bạn chỉ cần chú ý vùng vai trong tư thế này và đảm bảo bạn có chiếc gối phù hợp để hỗ trợ cổ.
Tư thế khúc gỗ là khi hai chân bạn duỗi thẳng và thường xếp chồng lên nhau. Đây có thể là một vị trí khó duy trì suốt đêm. Để tránh làm căng phần lưng dưới, bạn hãy kê một chiếc gối giữa hai đầu gối để hỗ trợ việc căn chỉnh. Ôm là tư thế ngủ nghiêng mà bạn ôm gối hoặc người trong khi ngủ. Lưu ý nâng cao cánh tay của bạn để có thể giảm bớt căng thẳng.
Tư thế ngủ thoải mái nhất là gì?
Ngủ nghiêng được coi là tư thế ngủ lành mạnh nhất đối với những người phải đối mặt với tình trạng đau nhức cơ thể ở hông và vai. Khi nằm nghiêng, bạn sẽ giữ cho cột sống thẳng một cách tự nhiên mang đến sự nghỉ ngơi và phục hồi hoàn toàn mà không bị đau vùng thắt lưng.
Ngủ nghiêng về bên trái có hại cho tim không?
Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy ngủ nghiêng về bên trái có hại cho tim của người nằm. Các nghiên cứu ban đầu điều tra tác động của tư thế ngủ đối với sức khỏe tim mạch cho thấy áp lực lên tim của bạn có thể tăng nhẹ khi bạn ngủ nghiêng về bên trái.
Khi bạn ngủ nghiêng về bên phải, trái tim của bạn được giữ cố định bởi một lớp mô mỏng giữa phổi, được gọi là trung thất. Mặt khác, khi ngủ nghiêng về bên trái, bạn có thể vô tình làm cho tim bị xoay, gây ra thay đổi hoạt động đối với tim.
Ngủ nghiêng có gây đau vai không?
Khi ngủ nghiêng, bạn có thể tạo thêm áp lực lên vùng vai khi chịu sức nặng một phần của cơ thể. Điều này có thể gây kích ứng và làm tăng cơn đau. Nếu vùng vai của bạn đã bị đau hoặc bị thương có thể làm cơn đau này trầm trọng thêm.
Khi bạn đã tìm được chiếc gối phù hợp để nâng đỡ đầu và cổ, một tấm đệm mới hỗ trợ tốt hơn, bạn sẽ thấy tư thế nằm nghiêng mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân. Cho dù bạn đang cố gắng cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ hay đơn giản là bạn đang tìm một tư thế ngủ không gây quá nhiều áp lực lên lưng thì nằm nghiêng sẽ giúp bạn được nghỉ ngơi tốt hơn.
Để mua sắm các sản phẩm chăn ga gối đệm chính hãng, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline hoặc đến cửa hàng gần nhất thuộc hệ thống showroom của Changagoidemsonghong.online. Chúc quý khách tìm được sản phẩm ưng ý!
By Huy Hoàng
Quang Đức
Tôi đã mua hàng tai Đệm Xanh, Nhân viên rất nhiệt tình, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Một địa chỉ tin cậy để khách hàng đặt niềm tin.